$pageInCái nắng hanh hao đầu thu đưa tôi ngẫu nhiên lạc vào một xóm quê có cái tên rất lạ là Xanh Soi, thuộc thôn Thuỷ Tú, xã Thuỷ Đường, huyện Thuỷ Nguyên.
Ngõ nhỏ vắng teo, hoa mướp vàng hoe trên những bức tường gạch long lở. Bỗng đâu có tiếng huýt gió "cục cù cù, cục cù cù". Dừng xe, tôi nhìn vào khoảng sân rộng trước ngôi nhà cổ, trước nhà có cây mít cổ thụ trong một khu vườn um tùm. Ở đó lúc lắc những chuồng cu gáy treo trên cây. Dưới đất cũng là chuồng chim gáy quây lưới mắt cáo, nhí nhoách những chú chim cổ đeo hạt cườm. Trong không gian u hoài ấy, một ông già trông chất phác đang chúm miệng "cục cù cù..." gọi cho chim cất tiếng gáy.
Ông tên là Nguyễn Văn Đàm, năm nay 70 tuổi nhưng có đến gần 60 năm thâm niên chơi chim cu. Trước đó, thì "đời bố, đời ông, đời cụ tôi đã chơi chim rồi, chơi chim ngày xưa cũng như bây giờ các bác đi chơi cao lâu tửu điếm ấy thôi"!
"Năm 16 tuổi, tôi bỏ học bên Phòng (nội thành Hải Phòng), về nhà là theo bố, theo các anh đi bẫy chim cu gáy. Bấy giờ làm gì có xe pháo, toàn đi bộ. Thức dậy từ ba giờ sáng, đeo một bọc cơm nếp 2 ống gạo, mấy anh em, bác cháu lên đường đi ra tận Đông Triều, Uông Bí, đi đến đâu, trọ nhà người ta, mượn nồi nấu cơm ăn, rồi đánh chim đến đấy. Đi ngao du cũng như là bây giờ người ta đi du lịch thôi. Con chim cu gáy mùa tháng một nó đóng đàn ăn với nhau cả vài chục con, ra giêng hai nó mới gáy tìm bạn, đẻ trứng nuôi con. Tôi một lưới, anh tôi một lưới, hôm thì được, hôm thì không. Đánh về nuôi rồi thi chim gáy cho vui thôi, có bán chác gì đâu".
"Có hôm "cay" chim, rình đến tối mịt, lạc không tìm được lối về, anh em nằm nhịn đói trong rừng". Ông Đàm cười và tiếp tục huýt gió: "cục cù cù, cục cù cù". Nhưng lũ chim trong lồng vẫn không suy suyển. "Quái nhỉ, mọi ngày tôi chỉ bảo cái là nó gáy ngay, hôm nay nắng to thế mà không thấy gì". Rồi ông vỗ đùi: "Đúng rồi, có bão! Giống chim gáy này tinh lắm. Cứ thấy nó đang gáy, rồi lại không gáy nữa, tối nghe đài, thế nào cũng có tin bão hay áp thấp nhiệt đới".
"Cái giống chim này nó cũng lạ. Ngày trước, vùng Thuỷ Nguyên có ông Tổng Minh máu chơi chim, nghe ngoài đồng có con cu gáy hay, bèn thuê người đến bẫy. Con chim ấy lạ lắm, có lúc nó gáy cực hay, rồi ắng đi vài năm không gáy câu nào, rồi lại gáy tiếp.
$pageOut$pageIn(Tiếp theo)
Ông Minh tiếc, đưa chim cho hết người này người nọ nuôi, cuối cùng sau 23 năm, con chim lại về với ông. Hôm ấy lồng cu treo trên giàn mướp, có người đến quở: Cu không gáy thì đem mà xào mướp đi. Ông Minh nghe lời, bắt chim làm thịt. Lúc mổ ra thì thấy chim có một hòn dái to, một hòn nhỏ. Hoá ra vì thế mà nó gáy không đều. Chim của tôi bây giờ con nào dái cũng đều như hai hột đỗ đen. Thế nó mới gáy hay, gáy bền".
"Tôi đã chứng kiến con chim gáy sống đến 25 năm. Năm 70, ông nội cho tôi một con chim hay lắm, đi đâu cũng gáy, xách trên tay cũng gáy. Tôi nuôi mấy năm, rồi đưa cho ông ngoại nuôi. Năm 90, ngoại mất, tôi mang về nuôi thêm mấy năm nữa nó mới chết".
"Con chim hay nhìn là thấy ngay. Các cụ đã có câu "mắt đỏ, mỏ đanh, đít xanh, cầu thấp để dành mà nuôi". Chưa nói đến cườm, mỏ phải nhọn như cái đinh, mắt phải đỏ như mắt cá dói. Lông ở đít phải xanh, nếu trắng, người ta gọi là bạch phao thì vứt. Cu gáy có con giọng thổ, nghe tiếng nó trầm. Con giọng kim thì cao, giọng đồng thì vang. Có con lại kim pha đồng, thổ pha đồng đủ cả. Người chơi có nghề, thì phải có đủ bộ, con thổ con kim, khi cất tiếng gáy nó mới hoà hợp. Như trong một dàn nhạc phải có tiếng nhị réo rắt, có tiếng hồ ồ ồ".
Hớn hở như trẻ nhỏ, ông Đàm nói về lũ chim của mình trong dịch cúm gia cầm: "Chẳng con nào sao cả, tôi mang vào trong nhà ở luôn với người. Thỉnh thoảng, tôi hạ cái lồng xuống đất cho nó ăn tí cát sỏi. Giống này cũng ốm như gà, hót nhiều khát nước, uống nhiều, đi ỉa cũng chết. Chim ốm, tôi lấy tí lá cây mui giã cho uống, còn nhiều người cho uống thuốc Tây có khi khỏi, có khi toi luôn! Rồi ông lấy mấy tấm bằng chứng nhận đã từng đi thi chim: "Chim tôi đi thi không hay được giải, nhưng đến hội, các anh chị thanh niên cứ mượn chụp ảnh suốt!".
Thật bất ngờ, ông lão nông dân có đôi tay to bè và bước chân vậm vạp kể câu chuyện về con chim cu gáy, không rõ xuất xứ, nhưng lấy gốc là một tích truyện nổi tiếng trong Sử ký của Tư Mã Thiên: "Bá Di, Thúc Tề là tôi trung của nhà Ân, không chịu thần phục vua Văn Vương của nhà Chu vì cho rằng ông vua này bất nhân, hai ông trốn vào núi Thú Dương ở ẩn, chỉ ăn rau vi, không chịu ăn cơm vì cho đó là thóc gạo của nhà Chu. Một hôm có người nói, rau vi trong núi cũng là của nhà Chu. Hai ông bèn nhịn luôn cả rau mà chết, rồi hoá thành con chim cu gáy. Tiếng kêu cúc cù cúc cu nghĩa là "bất thực thóc Chu" là thế".
... Dẫn tôi ra cửa, ông Đàm chỉ một cây sào tre đen nhánh mà ông bảo là bốn đời nhà ông đã dùng để treo chim. Trên ấy đong đưa mấy chiếc lồng ông lão đang làm dở. Chúng khác hẳn những chiếc lồng quả đào thường thấy mà giống một quả trứng cắt đôi. Một nửa của nửa quả trứng ấy là chuồng chim, phần còn lại là cái bẫy lưới. Gỗ giổi chạm trổ hoa văn, móc treo bằng sừng trâu, mái lợp một loại lá cỏ đặc biệt, chiếc lồng giống một tác phẩm nghệ thuật và nếu phơi mưa nắng thì cũng có thể được đến 10 năm!
"Có con chim nào quen chủ, mở lồng ra nó lại bay về không?" Tôi hỏi. Ngẩn ra một giây, ông Đàm cười: "Chưa thấy con nào. Bất thực thóc Chu mà lại!".
Ông Đàm đang huýt gió gọi chim |
Ông tên là Nguyễn Văn Đàm, năm nay 70 tuổi nhưng có đến gần 60 năm thâm niên chơi chim cu. Trước đó, thì "đời bố, đời ông, đời cụ tôi đã chơi chim rồi, chơi chim ngày xưa cũng như bây giờ các bác đi chơi cao lâu tửu điếm ấy thôi"!
"Năm 16 tuổi, tôi bỏ học bên Phòng (nội thành Hải Phòng), về nhà là theo bố, theo các anh đi bẫy chim cu gáy. Bấy giờ làm gì có xe pháo, toàn đi bộ. Thức dậy từ ba giờ sáng, đeo một bọc cơm nếp 2 ống gạo, mấy anh em, bác cháu lên đường đi ra tận Đông Triều, Uông Bí, đi đến đâu, trọ nhà người ta, mượn nồi nấu cơm ăn, rồi đánh chim đến đấy. Đi ngao du cũng như là bây giờ người ta đi du lịch thôi. Con chim cu gáy mùa tháng một nó đóng đàn ăn với nhau cả vài chục con, ra giêng hai nó mới gáy tìm bạn, đẻ trứng nuôi con. Tôi một lưới, anh tôi một lưới, hôm thì được, hôm thì không. Đánh về nuôi rồi thi chim gáy cho vui thôi, có bán chác gì đâu".
"Có hôm "cay" chim, rình đến tối mịt, lạc không tìm được lối về, anh em nằm nhịn đói trong rừng". Ông Đàm cười và tiếp tục huýt gió: "cục cù cù, cục cù cù". Nhưng lũ chim trong lồng vẫn không suy suyển. "Quái nhỉ, mọi ngày tôi chỉ bảo cái là nó gáy ngay, hôm nay nắng to thế mà không thấy gì". Rồi ông vỗ đùi: "Đúng rồi, có bão! Giống chim gáy này tinh lắm. Cứ thấy nó đang gáy, rồi lại không gáy nữa, tối nghe đài, thế nào cũng có tin bão hay áp thấp nhiệt đới".
"Cái giống chim này nó cũng lạ. Ngày trước, vùng Thuỷ Nguyên có ông Tổng Minh máu chơi chim, nghe ngoài đồng có con cu gáy hay, bèn thuê người đến bẫy. Con chim ấy lạ lắm, có lúc nó gáy cực hay, rồi ắng đi vài năm không gáy câu nào, rồi lại gáy tiếp.
$pageOut$pageIn(Tiếp theo)
Ông Minh tiếc, đưa chim cho hết người này người nọ nuôi, cuối cùng sau 23 năm, con chim lại về với ông. Hôm ấy lồng cu treo trên giàn mướp, có người đến quở: Cu không gáy thì đem mà xào mướp đi. Ông Minh nghe lời, bắt chim làm thịt. Lúc mổ ra thì thấy chim có một hòn dái to, một hòn nhỏ. Hoá ra vì thế mà nó gáy không đều. Chim của tôi bây giờ con nào dái cũng đều như hai hột đỗ đen. Thế nó mới gáy hay, gáy bền".
"Tôi đã chứng kiến con chim gáy sống đến 25 năm. Năm 70, ông nội cho tôi một con chim hay lắm, đi đâu cũng gáy, xách trên tay cũng gáy. Tôi nuôi mấy năm, rồi đưa cho ông ngoại nuôi. Năm 90, ngoại mất, tôi mang về nuôi thêm mấy năm nữa nó mới chết".
"Con chim hay nhìn là thấy ngay. Các cụ đã có câu "mắt đỏ, mỏ đanh, đít xanh, cầu thấp để dành mà nuôi". Chưa nói đến cườm, mỏ phải nhọn như cái đinh, mắt phải đỏ như mắt cá dói. Lông ở đít phải xanh, nếu trắng, người ta gọi là bạch phao thì vứt. Cu gáy có con giọng thổ, nghe tiếng nó trầm. Con giọng kim thì cao, giọng đồng thì vang. Có con lại kim pha đồng, thổ pha đồng đủ cả. Người chơi có nghề, thì phải có đủ bộ, con thổ con kim, khi cất tiếng gáy nó mới hoà hợp. Như trong một dàn nhạc phải có tiếng nhị réo rắt, có tiếng hồ ồ ồ".
Hớn hở như trẻ nhỏ, ông Đàm nói về lũ chim của mình trong dịch cúm gia cầm: "Chẳng con nào sao cả, tôi mang vào trong nhà ở luôn với người. Thỉnh thoảng, tôi hạ cái lồng xuống đất cho nó ăn tí cát sỏi. Giống này cũng ốm như gà, hót nhiều khát nước, uống nhiều, đi ỉa cũng chết. Chim ốm, tôi lấy tí lá cây mui giã cho uống, còn nhiều người cho uống thuốc Tây có khi khỏi, có khi toi luôn! Rồi ông lấy mấy tấm bằng chứng nhận đã từng đi thi chim: "Chim tôi đi thi không hay được giải, nhưng đến hội, các anh chị thanh niên cứ mượn chụp ảnh suốt!".
Thật bất ngờ, ông lão nông dân có đôi tay to bè và bước chân vậm vạp kể câu chuyện về con chim cu gáy, không rõ xuất xứ, nhưng lấy gốc là một tích truyện nổi tiếng trong Sử ký của Tư Mã Thiên: "Bá Di, Thúc Tề là tôi trung của nhà Ân, không chịu thần phục vua Văn Vương của nhà Chu vì cho rằng ông vua này bất nhân, hai ông trốn vào núi Thú Dương ở ẩn, chỉ ăn rau vi, không chịu ăn cơm vì cho đó là thóc gạo của nhà Chu. Một hôm có người nói, rau vi trong núi cũng là của nhà Chu. Hai ông bèn nhịn luôn cả rau mà chết, rồi hoá thành con chim cu gáy. Tiếng kêu cúc cù cúc cu nghĩa là "bất thực thóc Chu" là thế".
... Dẫn tôi ra cửa, ông Đàm chỉ một cây sào tre đen nhánh mà ông bảo là bốn đời nhà ông đã dùng để treo chim. Trên ấy đong đưa mấy chiếc lồng ông lão đang làm dở. Chúng khác hẳn những chiếc lồng quả đào thường thấy mà giống một quả trứng cắt đôi. Một nửa của nửa quả trứng ấy là chuồng chim, phần còn lại là cái bẫy lưới. Gỗ giổi chạm trổ hoa văn, móc treo bằng sừng trâu, mái lợp một loại lá cỏ đặc biệt, chiếc lồng giống một tác phẩm nghệ thuật và nếu phơi mưa nắng thì cũng có thể được đến 10 năm!
"Có con chim nào quen chủ, mở lồng ra nó lại bay về không?" Tôi hỏi. Ngẩn ra một giây, ông Đàm cười: "Chưa thấy con nào. Bất thực thóc Chu mà lại!".
Phóng sự của LƯU QUANG PHỔ
$pageOut